logo
donate

Ngữ pháp trung cấp 잖아요

1. Tìm hiểu ngữ pháp 잖아요

• 잖아요 [잖아] được sử dụng để xác nhận lại cho người nghe điều mà họ đã biết hoặc gợi nhớ lại cho người nghe những điều họ đã quên.

• Đôi khi còn được sử dụng để khiển trách người nghe vì không nghe theo lời khuyên của người nói để dẫn đến một kết quả không tốt. Trong trường hợp này kết hợp với câu trích dẫn gián tiếp.

• Chỉ sử dụng trong văn nói. Và không sử dụng trong văn cảnh trang trọng.

 

 

 

ĐỘNG TỪ

TÍNH TỪ

Quá khứ

았/었 잖아요

가다

갔잖아요

멀다

멀었잖아요

Hiện tại

잖아요

가다

가잖아요

멀다

멀잖아요

Tương lai

(으)ㄹ 거잖아요

가다

갈 거잖아요.

멀다

멀 거잖아요

DANH TỪ 이다

Quá khứ

였잖아요

친구이다

친구였잖아요

이었잖아요

선생님이다

선생님이었잖아요

Hiện tại

(이)잖아요

친구이다

친구잖아요

선생님이다

선생님이잖아요

 

2. Ví dụ về ngữ pháp 잖아요

일찍 자요. 내일 일찍 일어나야 되잖아요.

Anh ngủ sớm đi. Ngay mai phải dậy sớm mà.

 

어제 식당 앞에서 한국말을 하는 베트남 친구를 만났잖아요. 그 친구 이름이 뭐였죠?

Hôm qua người bạn Việt Nam mà nói tiếng Hàn ở trước nhà hàng ý. Cậu bạn đó tên là gì nhỉ?

 

A: 저 가수를 왜 좋아해요?

B: 노래도 잘하고 멋있잖아요.

A: Sao bạn lại thích ca sĩ đó?

B: Anh ấy hát hay và cũng đẹp trai nữa.

 

A: 카일리 씨가 일본어를 정말 잘하네요!

B: 카일리 씨는 일본에서 공부했잖아요. 지난번에 카일리 씨가 말했는데 생각 안 나요?

A: Kylie giỏi tiếng Nhật thế!

B: Kylie từng học ở Nhật mà. Bạn không nhớ cô ấy đã nói với chúng mình lần trước rồi à?

 

A:  오늘 학교에 안 가요?

B: 오늘 일요일이잖아요.

A: Hôm nay không đi học hả?

B: Hôm nay là Chủ nhật mà.

 

A: 민수하고 화 씨는 진짜 사귀는게 맞았네요. 

B: 내 말이 맞았잖아요.

A: Đúng là Minsu và Hoa đang hẹn hò với nhau thật nhỉ.

B: Tôi đã nói đúng mà.

 

A: 오늘 수업 있네. 까먹을 뻔했어.

B: 오늘 수업이 있다고 내가 말했잖아.

A: Hôm nay có buổi học. Suýt thì quên mất.

B: Mình đã nói là hôm nay có tiết rồi mà.

 

A: 이번에도 양강 씨가1등을 했네요!

B: 양강 씨는 항상 열심히 공부하잖아요.

A: 네, 맞아요. 양강 씨는 언제나 열심히 공부하지요.

A: Yang Gang lần này lại đứng thứ nhất.

B: Yang Gang là học sinh chăm chỉ mà.

A: Vâng, bạn nói đúng, Yang Gang lúc nào cũng học chăm chỉ.

 

A: 수진 씨가 언제 고향으로 돌아가지요?

B: 지난주 토요일에 돌아갔잖아요.

A: 아, 맞아요. 수진 씨 배웅하러 공항에도 같이 갔었지요?

A: Khi nào Sujin về quê ?

B: Thứ 7 tuần trước cô ấy đã về rồi mà.

A: À, đúng rồi, chúng mình đã đi cùng đến tận sân bay để tiễn cô ấy rồi mà nhỉ?

 

A: 세영 씨가 집에 온다고 해서 복숭아를 좀 샀어요.

B: 여보, 그 친구는 복숭아 알레르기가 있잖아.

A: 아, 그랬죠? 깜빡했네요.

A: Em mua ít đào vì Seyeong nói cô ấy sẽ đến nhà chơi.

B: Mình à, Seyeong dị ứng với đào mà.

A: À ừ nhỉ, Em quên béng mất.

 

A: 짜장면을 먹으러 갈래요?

B: 또요? 어제 먹었잖아요. 안 지겨워요?

A: Đi ăn Jajangmyeon không?

B: Lại ăn à? Hôm qua đã ăn rồi mà. Anh không chán hả?

 

A: 저 분 얼굴이 너무 익숙해요. 어디에서 본 것 같아요.

B: 어제 우리 식당에 왔잖아요. 기억 안 나요? 

A: Vị kia nhìn mặt quen quá. Hình như là đã gặp ở đâu rồi.

B: Anh này hôm qua đến quán mình rồi mà. Anh không nhớ hả?

 

Còn sử dụng cấu trúc này để trách mắng hoặc khiển trách người nghe khi không nghe theo lời khuyên của người nói dẫn đến kết quả không tốt nào đó. Trong trường hợp này, thường sử dụng với câu trích dẫn gián tiếp lời khuyên của người nói.

A: 아까 걷다가 넘어졌어요. 

B: 내가 조심하라고 했잖아요.

A: Lúc nãy đang đi thì bị ngã.

B: Em đã bảo là cẩn thận rồi mà.

 

A: 어제 갈 걸 그랬어. 못가서 너무 아쉬워.

B: 거 봐, 내가 같이 가자고 했잖아.

A: Biết thế hôm qua tôi đi . Không đi được tiếc quá.

B: Thấy chưa. Tôi đã rủ là cùng đi rồi mà.

 

A: 아까 우산을 안 갖고 나가서 다 젖었어요.

B: 내가 비가 올거라고 했잖아요.

A: Lúc nãy ra ngoài không mang ô nên bị ướt hết.

B: Tôi đã bảo là trời sẽ mưa rồi mà.

 

A: 엄마, 어떻게 해요? 학교에 늦겠어요.

B: 그래서 어제 일찍 자라고 했잖아.

A: Mẹ ơi, làm thế nào bây giờ? Con muộn học mất.

B: Mẹ đã bảo con tối qua ngủ sớm đi mà.

 

A: 그 남자가 알고 보니 정말 나쁜 사람이 었어요.

B: 그거 봐요. 내가 뭐라고 했어요. 그 사람 나쁜 사람 같다고 했잖아요.

A: Biết anh ta rồi thì mới thấy anh ta là người xấu.

B: Đấy, mình đã bảo bạn rồi. Mình đã bảo anh ấy là người xấu rồi mà.

 

- Dương Hồng Yên (Hàn Quốc Nori)-