logo
donate

Ngữ pháp trung cấp -거든요

1. Cách sử dụng 1 của 거든요

거든(요) khi đứng ở cuối câu:

- Được sử dụng để giải thích, đưa ra lý do

- Nhấn mạnh một ý nào đó.

-  Còn được sử dụng khi muốn gợi mở, bắt đầu câu chuyện, dẫn dắt vào một nội dung nào đó, hướng người nghe theo câu chuyện mà người nói muốn đề cập đến.

LƯU Ý

Chỉ sử dụng trong văn nói. Không sử dụng trong văn cảnh trang trọng như diễn thuyết, phát biểu.

HÌNH THỨC SỬ DỤNG

 

 

ĐỘNG TỪ

TÍNH TỪ

Quá khứ

았/었거든요

가다

갔거든요

아프다

아팠거든요

Hiện tại

거든요

가다

가거든요

아프다

아프거든요

Tương lai

(으)ㄹ 거거든요

먹다

먹을 거거든요

힘들다

힘들 거거든요

 

DANH TỪ 이다

Quá khứ

였거든요

의사이다

의사였거든요

이었거든요

선생님이다

선생님이었거든요

Hiện tại

(이) 거든요

의사이다

의사거든요

선생님이다

선생님이거든요

 

1. Sử dụng khi giải thích, đưa ra lý do mang nghĩa là: Vì, bởi vì...

  • ĐỘNG TỪ

1)

A: 그 영화를 왜 좋아해요?

B: 배우들이 연기를 잘하거든요./ 영화가 재미있거든요.

= 배우들이 연기를 잘해서요.

A: Sao bạn thích bộ phim đó?

B: Vì diễn xuất của diễn viên rất tốt./ Vì bộ phim thú vị.

 

 SO SÁNH 아/어서 và - (으)니까 

배우들이 연기를 잘해서 (그 영화를) 좋아해요.

배우들이 연기를 잘하니까 (그 영화를) 좋아해요.

2)

A: 어제 왜 늦게 왔어요?

B: 갑자기 일이 생겼거든요.

A: Hôm qua sao anh đến muộn vậy?

B: Vì đột nhiên tôi có chút việc.

3)

A: 이번 주말에 공원에 같이 갈까?

B: 미안한데 나 못 갈 것 같아. 이번 주말에 부산에 갈거거든.

A: Cuối tuần này cùng nhau đi công viên nhé?

B: Xin lỗi mình chắc không đi được rồi. Vì mình sẽ đi Busan.

 

  • TÍNH TỪ

1)

A: 왜 이 박스들을 여기 놓아요?

B: 한번에 다 옮기기엔 너무 무겁거든요. 

A: Sao anh lại để thùng này ở đây.

B: Tại chuyển hết trong một lần thì nặng quá.

2)

A: 왜 어제 연락없이 모임에 안 왔어요? 모두 걱정했어요.

B: 갑자기 머리가 너무 아팠거든요. 오늘은 좀 나아졌어요. 

A: Sao hôm qua anh không đến buổi gặp mà không liên lạc gì. Tất cả mọi người đều đã rất lo lắng.

B: Tại đột nhiên tôi bị đau đầu quá. Hôm nay thì đỡ hơn rồi.

 

  • DANH TỪ

1)

A: 한국 문화를 어떻게 그렇게 잘 알아요?

B: 남편이 한국사람이거든요.

A: Làm sao anh lại biết rõ văn hóa Hàn Quốc như thế?

B: Vì chồng tôi là người Hàn Quốc.

2)

A: 베트남어 문법을 어떻게 그렇게 잘 설명해요?

B: 회사에 들어오기전에 베트남어 선생님이었거든요.

A: Làm thế nào anh có thể giải thích ngữ pháp Tiếng Việt giỏi như thế?

B: Vì trước khi vào công ty tôi đã từng là giáo viên Tiếng Việt.

 

2. Sử dụng khi muốn gợi mở, bắt đầu câu chuyện, khiến người nghe sẽ chờ đợi, chú ý vào chủ đề người nói muốn nói đến.

1)

A:  오늘부터 방학이거든요.

B: 뭘 할 거예요?

A: 이틀 (/2일) 후 프랑스로 여행갈 거예요.

A: Từ hôm nay là kì nghỉ rồi.

B: Bạn sẽ làm gì?

A: Hai ngày sau mình sẽ đi du lịch ở Pháp

2)

A: 죄송한데 여기 근처에 약국이 있어요?

B: 이 길로 200 미터 직진하시면 국민은행이 나오거든요. 약국은 국민은행의 맞은편에 있어요.

A: Xin lỗi ở gần đây có hiệu thuốc nào không?

B: Đi thẳng đường này khoảng 200m bạn sẽ thấy ngân hàng Kookmin. Hiệu thuốc đối diện với ngân hàng đấy.

3)

A: 저는 영화 표가 2장이 있거든요. 같이 볼래요?

B: 좋아요. 언제예요?

A: Mình có hai vé xem phim. Cùng nhau xem phim nhé?

B: Thích quá. Bao giờ vậy?

4)

아까 1층에서 민수 씨를 우연히 만났거든요. 근데 기분이 안 좋아 보였어요. 

Lúc nãy tôi tình cờ gặp Minsu ở tầng 1. Nhưng mà trông tâm trạng anh ấy không tốt.

5)

지난 주에 제주도에 여행갔거든요. 근데 계속 비가 왔어요.

Tuần trước tôi đã đi du lịch Jeju. Nhưng trời mưa suốt.

 

Chú ý

1) Có thể chia ĐT/TT  + (으)ㄹ 거거든요 nhưng không thể chia dưới dạng ĐT/ TT  + 겠거든요.

VÍ DỤ

A: 내일 모임에 왜 안가요?

B: 내일 볼 일이 있어서 부산에 갈 거거든요. (O)

 

내일 볼 일이 있어서 부산에 가거든요. (o)

내일 볼 일이 있어서 부산에 가겠거든요. (X)

 

2) Khi để chỉ lý do, nêu lên nguyên nhân thì câu văn chứa «거든요» không thể xuất hiện ở vị trí đầu cuộc đối thoại được. Nó chỉ có thể xuất hiện khi người nói đưa ra một lý do cho hành động của mình.

A: 싫어하는 음식이 있어요?

B: 냄새가 강하거든요.  카레를  싫어해요. (X)

 

A: 싫어하는 음식이 있어요?

B: 카레를  싫어해요. 냄새가 강하거든요.  (o)

=  냄새가 강해서 카레를 싫어해요. (O)

A: Có món ăn nào bạn ghét không?

B: Vì mùi của nó quá nặng. Tớ ghét món cà ri.

 

(아까 말했잖아요.) 냄새가 강하니까 카레를 싫어해요.            

(왜 자꾸 물어요?)  “왜 카레를 싫어해요?”

 

3) 거든(요) còn được dùng rất phổ biến giữa những người trẻ tuổi khi muốn nhấn mạnh câu trả lời, thường kèm theo tâm trạng giận dỗi.

늦었거든(요)

아니거든(요)

필요없거든(요)

됐거든(요)

 

1)

A: 어제 선물을 깜박하고 못 줬네. 지금 사 줄게.

B: 이미 늦었거든.

A: Hôm qua anh quên mất không tặng em quà. Giờ anh sẽ mua quà cho em.

B: Muộn rồi.  (Hết cơ hội rồi)

2)

A: 미안해. 다음에 안 그럴게. 지금 맛있는거 사줄까? 화 좀 풀어.

B: 필요없거든. / 됐거든.

A: Anh xin lỗi. Sau này anh không như vậy nữa. Anh mua món gì ngon cho em nhé. Em bớt giận đi.

B: Không cần./Thôi đủ rồi.

3)

A: 이엔 나이면 베트남에서는 아줌마죠?

B: 아니거든요.

A: Ở Việt Nam tầm tuổi Yên thì là bà cô rồi đúng không?

B: Còn lâu nha./(Không phải đâu nha)

 

2. Cách sử dụng 2 của 거든요

거든 khi đứng ở giữa câu diễn tả mệnh đề trước là điều kiện cho mệnh đề sau. “NẾU”.

Về mặt ý nghĩa thì 거든 có ý nghĩa tương đồng với (으)면. Tuy nhiên 2 cấu trúc này có những điểm khác nhau như sau:

거든  VÀ (으)면 

Sau (으)면 có thể kết hợp được với tất cả các dạng câu.

Vế sau của 거든 chỉ kết hợp được với câu mệnh lệnh, khuyên nhủ: (으)세요; 어/어라; 읍시다; - 자 ... và đuôi thể hiện ý chí hay dự đoán như: - 겠다; (으)ㄹ 게요; (으)ㄹ 것이다;  (으)려고 하다.

 

VÍ DỤ

바쁘거든 영화를 같이 보자 (o)

바쁘면 영화를 같이 보자 (o)

Nếu như không bận thì hãy cùng nhau đi xem phim

 

화 씨를 만나거든 안부를 전해 주세요. (o)

화 씨를 만나면 안부를 전해 주세요. (o)

Nếu gặp Hoa thì hãy chuyển lời hỏi thăm của tôi nhé. 

 

보통 친구를 만나거든 안부를 전해요. (x)

보통 친구를 만나면 안부를 전해요. (o)

Bình thường nếu gặp bạn bè thì tôi hay gửi lời hỏi thăm.

 

사이즈가 안 맞거든 언제든지 바꿀 수 있어요. (x)

사이즈가 안 맞으면 언제든지 바꿀 수 있어요. (o)

Nếu size không vừa thì anh có thể đổi bất cứ lúc nào.

 

사이즈가 안 맞거든 언제든지 바꾸러 오세요. (o)

Nếu size không vừa thì anh hãy đến đổi bất cứ lúc nào.

 

- Dương Hồng Yên (Hàn Quốc Nori)- 

Xem thêm các bài thực hành liên quan

Xem thêm các bài học liên quan