Dùng -(으)니까 để diễn tả sự phát hiện ra sự vật, sự việc được mô tả ở mệnh đề sau. Tương đương nghĩa tiếng Việt là ‘khi’, ‘làm gì thì thấy’.
Với gốc động từ kết thúc bằng nguyên âm, sử dụng -니까 , với gốc động từ kết thúc bằng phụ âm, sử dụng -으니까.
Cấu trúc này chỉ kết hợp với động từ.
gốc động từ kết thúc bằng nguyên âm |
gốc động từ kết thúc bằng phụ âm |
가다 + - 니까→가니까 |
받다 + -으니까→받으니까 |
Hình thức nguyên thể |
-니까 |
Hình thức nguyên thể |
-으니까 |
오다 |
오니까 |
먹다 |
먹으니까 |
배우다 |
배우니까 |
읽다 |
읽으니까 |
일어나다 |
일어나니까 |
있다 |
있으니까 |
전화하다 |
전화하니까 |
*듣다 |
들으니까 |
*만들다 |
만드니까 |
*걷다 |
걸으니까 |
Khi - (으)니까 diễn tả sự phát hiện, không sử dụng -았-, -겠 ở mệnh đề trước.
1. 아침에 회사에 갔으니까 아무도 없었어요. (x)
→ 아침에 회사에 가니까 아무도 없었어요. (0)
Khi tôi đến công ty thì không thấy ai ở đó cả.
2. 저닉에 집에 왔으니까 어머니가 계셨어요. (x)
→ 저녁에 집에 오니까 어머니가 게셨어요. (0)
Khi tôi về nhà vào buổi tối thì mẹ tôi đang ở nhà.
● 집에 들어오니까 맛있는 냄새가 나요.
➔ Khi tôi về nhà thì thấy có mùi thơm.
● 아침에 일어나니까 선물이 있었어요.
➔ Buổi sáng khi tôi thức dậy thì thấy có quà.
● 집에 오니까 밤 12시였어요.
➔ Khi tôi về nhà thì đã 12h đêm.
● 친구 집에 전화하니까 할머니가 전화를 받으셨어요.
➔ Tôi gọi điện đến nhà bạn tôi thì thấy bà của bạn nghe điện thoại.
● 지하철을 타 보니까 빠르고 편해요.
➔ Đi tàu điện ngầm thì thấy rất nhanh và tiện.
● 한국에서 살아 보니까 한국 생활이 재미있어요.
➔ Sống ở Hàn Quốc thì thấy cuộc sống ở Hàn Quốc rất thú vị.
● 부산에 가니까 생선회가 싸고 맛있었어요.
➔ Đến Busan thì thấy gỏi cá rất rẻ và ngon.
● 동생의 구두를 신어 보니까 작았어요.
➔ Đi thử giày của em tôi thì thấy giày nhỏ.
A: 제이슨 씨한테 전화해 봤어요?
B: 네, 그런데 전화하니까 안 받아요.
A: Bạn gọi điện cho Jason chưa?
B: Rồi, tôi gọi nhưng anh ấy không nghe máy.
A: 그 모자 얼마예요?
B: 만 원이요. 어제 백화점에 가니까 세일을 하고 있었어요.
A: Cái mũ đó bao nhiêu tiền?
B: 10,000 won. Hôm qua khi tôi đến bách hóa thì (ở đó) đang giảm giá.
- Dương Hồng Yên (Hàn Quốc Nori) -